Skip to main content

TIÊU ĐỀ II CỦA ĐẠO LUẬT VỀ NGƯỜI MỸ BỊ KHUYẾT TẬT (ADA)

TIÊU ĐỀ II CỦA ĐẠO LUẬT VỀ NGƯỜI MỸ BỊ KHUYẾT TẬT (ADA)

ADA walker

AC Transit cam kết bảo đảm rằng không một người nào bị từ chối tiếp cận các dịch vụ, chương trình hoặc hoạt động của họ vì lý do bị khuyết tật, như được quy định bởi Tiêu Đề II Của Đạo Luật Về Người Mỹ Bị Khuyết Tật năm 1990 (ADA). Tiêu Đề II, do Bộ Tư Pháp quy định. Việc cung cấp các phương tiện đi lại, xe cộ và dịch vụ vận chuyển của AC Transit là do Bộ Giao Thông Vận Tải quy định.

Khiếu Nại Vi Phạm Tiêu Đề II Của ADA


Bất kỳ người nào muốn nộp đơn khiếu nại Tiêu Đề II đều có thể nộp đơn khiếu nại bằng văn bản. KHIẾU NẠI CỦA QUÝ VỊ PHẢI ĐƯỢC VIẾT RA. Các khiếu nại về Vi Phạm Tiêu Đề II phải được nộp trong vòng một trăm tám mươi (180) ngày theo lịch sau khi người khiếu nại biết về vi phạm bị cáo buộc.

Nếu quý vị cần hỗ trợ để điền vào mẫu đơn khiếu nại, nhân viên AC Transit sẽ hỗ trợ. Xin quý vị vui lòng liên lạc với Chuyên Gia Chương Trình Cao Cấp của AC Transit ở số 510-891-7261 hoặc quay số 711 cho Dịch Vụ Chuyển Tiếp California.

Tiến Trình Khiếu Nại

Nếu quý vị không đồng ý với cách đáp ứng của AC Transit đối với cáo buộc của quý vị về một hành động bị cấm theo Tiêu Đề II của Đạo Luật Về Người Mỹ Bị Khuyết Tật (ADA), quý vị có thể gửi đơn kháng cáo.
You may access the Title II Denial Appeal PDF form here or use the form below.

Tiến Trình Kháng Cáo Khiếu Nại Về Tiêu Đề II Của ADA

Nếu quý vị không đồng ý với cách đáp ứng của AC Transit đối với cáo buộc của quý vị về một hành động bị cấm theo Tiêu Đề II của Đạo Luật Người Mỹ Bị Khuyết Tật (ADA), quý vị có thể gửi đơn kháng cáo. Xin quý vị ui lòng đọc các hướng dẫn sau đây.

  1. Điền Mẫu Đơn Yêu Cầu Kháng Cáo và gửi lại trước ngày được ghi trong ô màu xám trên mẫu đơn. Nếu quý vị không yêu cầu kháng cáo trước ngày này, quý vị sẽ mất quyền kháng cáo của mình đối với quyết định đó.

    Tất cả các kháng cáo phải được gửi bằng văn bản. Nếu quý vị không thể viết vì bị khuyết tật và cần hỗ trợ trong việc điền đơn, nhân viên AC Transit sẽ hỗ trợ bằng cách ghi lại yêu cầu kháng cáo của quý vị qua điện thoại. Xin quý vị vui lòng liên lạc với Chuyên Gia Chương Trình Cao Cấp ở số (510) 891-7261 hoặc 711 cho Dịch Vụ Chuyển Tiếp California.
  2. Quý vị sẽ được thông báo về ngày giờ phiên điều trần được xếp đặt. Nếu quý vị cần một thông dịch viên ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ ký hiệu, hãy yêu cầu ít nhất bảy (7) ngày trước phiên điều trần. Chúng tôi khuyến khích quý vị tham dự phiên điều trần. Nếu quý vị không tham dự được vào trong thời gian quy định nhưng muốn tham dự, xin vui lòng cho chúng tôi biết ngay lập tức. Hoặc, nếu quý vị chọn, quý vị có thể cử một đại diện đến gặp Ban Hội Thẩm Kháng Cáo, hoặc quý vị có thể gửi thông tin bằng văn bản rằng quý vị muốn Ban Hội Thẩm cứu xét. Nếu quý vị, hoặc người đại diện của quý vị, không tham dự, sau khi đã đồng ý với cuộc hẹn, Ban Hội Thẩm Kháng Cáo sẽ đưa ra quyết định dựa trên tất cả các thông tin có sẵn vào thời điểm điều trần.
  3. Ban Hội Thẩm Kháng Cáo bao gồm một Đại Diện Dịch Vụ Tiếp Cận Của AC Transit, một thành viên của Ủy Ban Cố Vấn Tiếp Cận Của AC Transit và một thành viên trong Ủy Ban Tài Xế Của AC Transit. Ban Hội Thẩm Kháng Cáo sẽ đưa ra quyết định về kháng cáo của quý vị trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày có phiên điều trần của quý vị và quý vị sẽ được thông báo bằng văn bản về quyết định này.
  4. Ngày và giờ kháng cáo sẽ được thiết lập dựa trên sự sẵn có của thành viên Ban Hội Thẩm Kháng Cáo và trong vòng ba mươi (30) ngày theo lịch kể từ ngày yêu cầu kháng cáo.
  5. Quyết định của Ban Hội Thẩm Kháng Cáo là tối hậu.

Mẫu Đơn Kháng Cáo Khiếu Nại Về Tiêu Đề II Của ADA

LÝ DO KHIẾU NẠI: Bằng lời của chính quý vị, hãy miêu tả lý do tại sao quý vị tin rằng quyết định từ chối nên được đảo ngược lại.

Liệt kê bất kỳ sự sắp xếp đặc biệt nào liên quan đến khuyết tật mà quý vị cần cho phiên điều trần kháng cáo::

Để biết thêm thông tin về Quy Định Cho Tiêu Đề II Của Đạo Luật Về Người Mỹ Bị Khuyết Tật, xin quý vị vui lòng vào xem:
https://www.ada.gov/regs2010/titleII_2010/titleII_2010_regulations.htm